Bé 10 tháng uống bao nhiêu sữa 1 ngày? Nếu bạn đang quan tâm đến vấn đề này và chưa tìm được câu trả lời thích hợp, thì những thông tin chia sẻ trong bài viết dưới đây sẽ cực kỳ hữu ích. Cùng dành vài phút tìm hiểu rõ hơn nhé.
Mục lục:
Vai trò của sữa đối với sự phát triển của trẻ
Sữa được biết đến là nguồn cung cấp dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển của bé. Sữa có mối liên hệ mật thiết với bé trong suốt quá trình phát triển. Với mỗi giai đoạn, sữa sẽ có một vai trò nhất định.
Thành phần của sữa chứa toàn bộ những dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Sữa có đủ 4 nhóm dinh dưỡng chính gồm chất béo, chất đạm, chất đường bột, vitamin và khoáng chất. Các nhà khoa học đã chứng minh, các dưỡng chất trong sữa sẽ giúp bé nuôi dưỡng cơ thể và cung cấp năng lượng,
Nếu như ở độ tuổi sơ sinh, sữa là nguồn cung cấp dưỡng chất chính. Theo thời gian, cùng với sự phát triển của cơ thể, cụ thể là các cơ quan bên trong, nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể bé sẽ nhiều hơn. Lúc này sữa sẽ đóng vai trò là một phần cung cấp dưỡng chất.
Chế độ dinh dưỡng cho bé 10 tháng tuổi
Trẻ 10 tháng tuổi đã bước vào giai đoạn ăn dặm. Thời điểm này ngoài sữa, bé còn được cung cấp thêm các nguồn dưỡng chất từ cháo, bột ăn dặm, các loại rau xanh và hoa quả.
Thông thường ở giai đoạn 10 tháng tuổi, trẻ một ngày sẽ ăn từ 3 – 4 bữa cháo hoặc bột, thêm vào đó sẽ có khoảng từ 3 – 4 cữ sữa. Mỗi cữ sữa sẽ dao động 180ml – 200ml. Lượng sữa này bao gồm cả sữa bột và sữa mẹ.
Nếu bé ăn sữa mẹ hoàn toàn, bạn có thể hút sữa và cho bé ti bình. Hoặc bạn có thể cân bé trước và sau khi bé ti. Đây là cách giúp bạn ước lượng được cữ sữa mỗi lần của bé.
Để đảm bảo nguồn dinh dưỡng cho giai đoạn phát triển này của bé, bạn cần chú ý đến việc lựa chọn các thực phẩm và cách chế biến thực phẩm sử dụng mỗi ngày. Bạn cầm đảm bảo cung cấp đủ 4 nhóm dưỡng chất cần thiết để bé có được sự phát triển toàn diện và đúng chuẩn. Vậy bạn đã biết bé 10 tháng uống bao nhiêu sữa 1 ngày là đủ?
Chọn sữa mẹ hay sữa công thức cho bé 10 tháng tuổi?
Trong bảng tiêu chuẩn về cân nặng của trẻ ở độ tuổi 10 tháng thì trung bình sẽ từ 7,4-11,4kg. Chiều cao sẽ có sự chênh lệch theo giới tính. Cụ thể bé trai cao từ 66,7 đến 77,9cm, còn bé gái cao 66,5 đến 76,4cm. Lúc này cũng là giai đoạn bé bắt đầu thích nghi với một nguồn thức ăn mới khác với sữa đó là ăn dặm. Thế nhưng chúng ta cũng không nên quên sữa hay các sản phẩm từ sữa là một thành phần thiết yếu cung cấp nhiều chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của bé hàng ngày. Có hai loại sữa chính mà các bà mẹ thường cho con ăn đó là sữa mẹ và sữa công thức.
- Sữa mẹ: Trong sữa mẹ có đa dạng các thành phần dinh dưỡng như chất béo, chất đạm, carbohydrate, kháng thể thụ động, vitamin, các men, khoáng chất và hormon… Các thành phần này có tác dụng giúp tăng cường hệ tiêu hóa của trẻ, tăng hiệu quả hấp thu chất dinh dưỡng, tăng sức đề kháng và mang đến sự phát triển toàn diện cho trí não. Hơn nữa việc nuôi con bằng sữa mẹ sẽ giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch, béo phì, tăng huyết áp, bệnh chuyển hóa như rối loạn lipid máu, tiểu đường…
- Sữa công thức: Trong thành phần của sữa công thức thì thành phần cũng như hàm lượng chất dinh dưỡng vô cùng rõ ràng. Thường thì trong loại sữa này sẽ có carbohydrate, protein, chất béo, vitamin và khoáng chất. Sữa này cũng góp phần giúp cho trẻ tiêu hóa tốt và tăng sức đề kháng. Ngoài ra trong thành phần của sữa công thức cũng có bổ sung thêm DHA và ARA là hai acid béo có trong sữa mẹ tác dụng tích cực đối với thị giác và sự phát triển não bộ của trẻ.
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng: “Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ”. Theo đó nếu bà mẹ có đầy đủ nguồn sữa tốt thì nên nuôi trẻ hoàn toàn bằng sữa mẹ trong ít nhất 6 tháng đầu đời. Sau đó khi nhu cầu của trẻ tăng lên thì có thể kết hợp với sữa công thức. Còn với các bà mẹ thiếu sữa thì sữa công thức lại là lựa chọn tối ưu lúc này.
Bé 10 tháng uống bao nhiêu sữa 1 ngày
10 tháng tuổi, sữa mẹ hoặc sữa công thức vẫn là nguồn cung cấp dưỡng chất chính của bé. Ngoài sữa, bé sẽ ăn thêm các bữa ăn dặm. Lượng thức ăn trong các bữa ăn dặm vẫn chưa nhiều, nên lượng sữa bé uống mỗi ngày cũng không có sự chênh lệch quá nhiều so với giai đoạn trước hoặc sau 10 tháng tuổi.
Lượng sữa được các bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo ở giai đoạn này là 700 – 950ml sữa. Tất nhiên, nhu cầu dinh dưỡng ở mỗi bé là khác nhau. Bạn có thể dựa trên lượng ăn của bé để căn chỉnh lượng sữa cho phù hợp, đảm bảo cho bé đủ nguồn dưỡng chất cần thiết.
Các mẹ cũng cần lưu ý các dấu hiệu cho thấy bé đã bú no, bú đủ sữa mà dừng lại. Tránh cho tình trạng ép bú, bú quá no dẫn đến các phản ứng có hại. Cụ thể các dấu hiệu đó là:
- Bé nhả núm vú, ngừng bú và quay đầu ra khỏi ti mẹ.
- Khi đã no rồi thì bé rất dễ bị phân tâm bởi những thứ xung quanh. Còn bé đang đói hoặc bú chưa đủ thì sẽ rất tập trung vào việc bú sữa.
- Người mẹ sẽ cảm nhận được phần ngực của mình nhẹ bớt, không căng cứng hay chảy sữa nữa.
- Bé có được giấc ngủ liền mạch: Khi bé ăn no sữa thì sẽ có được những giấc ngủ sâu, dài và tốt hơn. Trung bình giấc ngủ của trên kéo dài trên 45-60 phút sẽ được đánh giá là tốt. Thời gian như vậy chứng tỏ sữa bé bú đã đủ cho hoạt động hàng ngày cũng như giấc ngủ.
Ngược lại với đó là tình trạng bé bị bú không đủ. Lúc này không chỉ người chăm sóc sẽ gặp phải những rắc rối với đứa trẻ mà còn ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ sau này. Dấu hiệu cho thấy trẻ bú chưa đủ là:
- Thời gian bú quá ngắn hoặc quá dài: Trung bình mỗi cữ mẹ chỉ nên cho bé bú trong khoảng 10-20 phút mà thôi. Bởi nếu bé bú quá 1 tiếng hoặc bú ít hơn 10 phút sẽ không đảm bảo cung cấp đủ lượng sữa cần thiết cho bé.
- Bé chậm tăng cân: Dấu hiệu điển hình nhất của việc bé bú không đủ đó chính là bị giảm cân nặng hoặc tăng cân chậm, không đạt số cân nặng tiêu chuẩn (so sánh với bảng cân nặng tiêu chuẩn của tổ chức y tế thế giới WHO). Chúng ta có thể loại trừ trường hợp giảm cân hay chậm tăng do ốm.
- Ít phải thay tã hoặc trẻ đái ít: Sữa uống vào sau khi chuyển hóa thì phần nước còn lại sẽ được lọc thành nước tiểu. Bé bú không đủ cũng có thể được đánh giá thông qua số lượng tã thay ra hay trẻ đái ít.
- Bé bú không đủ là do mẹ thiếu sữa.
- Ngoài ra còn một số dấu hiệu khác như: Bé vùi đầu vào ngực người đang bế mà dụi, lấy tay kéo dằng áo người bế, di chuyển chân tay và khua khoắng liên tục. Bé thường xuyên quấy khóc, rên rỉ không ngừng.
>>>Xem thêm
Một số lưu ý khi chăm sóc bé 10 tháng
Khi bé bước vào độ tuổi ăn dặm, bạn cần phải lên thời gian biểu cho các cữ cháo và cữ sữa cho bé. Bởi nếu giờ giấc giữa các cữ không được cân đối, bé có thể sẽ bỏ hoặc không hợp tác khi ăn uống. Chính vì vậy, bạn cần phải nắm được thời gian lượng thức ăn, sữa tiêu hóa để lên lịch ăn uống bé 10 tháng tuổi cho phù hợp.
Gợi ý một số mẹo cho mẹ để tránh tình trạng bé ăn dặm bỏ sữa đó là:
- Trộn thêm sữa chung với thức ăn của trẻ để giúp trẻ dễ tiêu hóa hơn. Bằng cách khi chúng ta nấu chín rau củ quả thì nên nghiền nhừ các nguyên liệu này. Trộn phần nghiền nhừ với cả sữa. Hoặc khi cho bé ăn cháo hay ngũ cốc cũng có thể trộn như vậy.
- Bổ sung thêm cho trẻ các chế phẩm từ sữa như phô mát, sữa chua nhằm đảm bảo cung cấp đủ chất đạm và calci.
- Có khoảng cách giữa các bữa ăn cho trẻ ít nhất là hai giờ. Điều này nhằm đảm bảo trẻ có thời gian tiêu hóa được thức ăn. Tránh tình trạng khi trẻ vẫn no mà người lớn lại cho ăn tiếp thì tất nhiên trẻ sẽ bỏ không ăn. Lâu dài hình thành thói quen xấu.
Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý đến việc vệ sinh răng miệng cho bé trong giai đoạn này. Bạn có thể sử dụng miếng gạc hoặc miếng vải mềm để vệ sinh nướu và răng cho bé.
Mọi hoạt động ăn uống, bạn cần phải dựa trên nhu cầu của bé. Tuyệt đối không bắt ép con ăn hoặc uống. Điều này vô tình sẽ ảnh hưởng đến nết ăn uống của bé sau này. Không ít bé đã biếng ăn, chán ăn cũng bởi vì bị ép ăn, ép uống.
Bạn có thể tham khảo lịch ăn uống cho trẻ 10 tháng tuổi như sau:
- 7h sáng: Cữ cháo hoặc bột
- 9h sáng: Cữ sữa
- 11h: Cữ cháo hoặc bột
- 12h: Cữ sữa trước khi ngủ trưa
- 14h: Bé ăn hoa quả, trái cây, váng sữa, sữa chua
- 17h: Cữ cháo hoặc bột
- 19h: Cữ sữa trước khi đi ngủ đêm.
Sự phát triển của bé được quyết định bởi rất nhiều yếu tố, trong đó chế độ ăn uống đóng một vai trò thiết yếu. Chính vì vậy, để đảm bảo cho bé có một sự phát triển tốt nhất, ba mẹ cần tìm hiểu về nhu cầu dinh dưỡng của bé theo từng giai đoạn.
Vẫn biết rằng, giai đoạn 10 tháng tuổi sữa vẫn là nguồn thức ăn chính của bé. Song để đảm bảo cho bé có một nề nếp ăn uống tốt, đặc biệt là khi bé đi trẻ, bạn nên bổ sung các cữ cháo hoặc bột cho bé. Nhất là đảm bảo cho bé khả năng ăn thô sau này.
Mong rằng với những thông tin chia sẻ của bài viết, bạn đã biết được bé 10 tháng uống bao nhiêu sữa 1 ngày là đúng và phù hợp. Lượng sữa chuẩn nhất là dựa trên nhu cầu dinh dưỡng và đặc điểm cơ thể của từng bé. Không nên áp đặt lý thuyết một cách dập khuôn mà không để ý đến nhu cầu của bé. Chúc bé yêu nhà bạn sẽ có được một nếp ăn uống khỏe mạnh và một sự phát triển toàn diện như đúng chuẩn khoa học.