Bệnh gout

TRIỆU CHỨNG BỆNH GOUT

  • Một số triệu chứng và dấu hiệu cấp tính của bệnh gout có thể kể đến như: Đau khớp, sưng đỏ khớp, thường sẽ đau đột ngột, dữ dội. Sưng, nóng, đỏ, đau, hạn chế vận động.
  • Vị trí đau: Khoảng 80 – 90% cơn gout đầu tiên sẽ xảy ra ở một khớp và thường gặp nhất là khớp ngón chân. Kế tiếp là các khớp khác như: mu bàn chân, cổ chân, gót chân, gối, cổ tay, ngón tay, khuỷu tay…
  • Đau thường xuất hiện đột ngột hoặc sau bữa ăn nhiều protid, gắng sức, căng thẳng, nhiễm lạnh, chấn thương… đặc biệt là sau khi uống rượu bia.
  • Càng về sau đợt viêm cấp càng kéo dài, không tự khỏi, biểu hiện ở nhiều khớp, đối xứng và để lại các di chứng cứng khớp, teo cơ, hạn chế vận động…

NGUYÊN NHÂN GÂY RA BỆNH GOUT

Gồm hai nguyên nhân chính: nguyên phát (đa số các trường hợp) và thứ phát

Nguyên phát:

  • 95% các trường hợp xảy ra ở nam giới, độ tuổi thường gặp là 30-60 tuổi.
  • Chưa rõ nguyên nhân.
  • Chế độ ăn thực phẩm có chứa nhiều purin như: gan, thận, tôm, cua, lòng đỏ trứng, nấm… được xem là làm nặng thêm bệnh.

Thứ phát

  • Do các rối loạn về gen (nguyên nhân di truyền): hiếm gặp.
  • Do tăng sản xuất acid uric hoặc giảm đào thải acid uric hoặc cả hai:
  • Suy thận và các bệnh lý làm giảm độ thanh lọc acid uric của cầu thận
  • Các bệnh về máu: bệnh bạch cầu cấp
  • Dùng thuốc lợi tiểu như furosemid, thiazid, acetazolamid, …
  • Sử dụng các thuốc ức chế tế bào để điều trị các bệnh ác tính
  • Dùng thuốc kháng lao như ethambutol, pyrazinamid …

PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH GOUT

Điều trị cụ thể
Chế độ ăn uống – sinh hoạt cho người bị gout:

  • Tránh các chất có nhiều purin như tạng động vật, thịt, cá, tôm, cua, … Có thể ăn trứng, hoa quả. Ăn thịt không quá 150 gram mỗi ngày.
  • Không uống rượu, cần giảm cân, tập luyện thể dục thường xuyên.
  • Uống nhiều nước, khoảng 2-4 lít nước mỗi ngày
  • Tránh các thuốc làm tăng acid uric máu, tránh các yếu tố làm khởi phát cơn gout cấp như căng thẳng, chấn thương…

Điều trị nội khoa

  • Thuốc kháng viêm: dùng trong giai đoạn cơn gout cấp để giảm viêm
  • Thuốc giảm acid uric máu: dùng trong giai đoạn mãn tính để tránh tái phát cơn gout cấp

Điều trị ngoại khoa:

  • Phẫu thuật cắt bỏ nốt tophi được chỉ định trong trường hợp:
  • Gout kèm biến chứng loét
  • Bội nhiễm nốt tophi
  • Nốt tophi kích thước lớn, ảnh hưởng đến vận động hoặc vì lý do thẩm mỹ
  • Khi phẫu thuật cần dùng colchicin nhằm tránh khởi phát cơn gout cấp và kết hợp thuốc hạ acid uric máu.
Đưa Đón Bệnh Nhân